Ở các nước Á Đông, chuyện kết hôn rồi sinh con dường như là lẽ đương nhiên. Người mẹ ít tham gia vào quyết định có nên sinh con hay không

Và nếu như gia đình chưa có tiếng cười trẻ thơ thì dường như mọi trách nhiệm đều quy về người vợ. Hoãn sinh con thì có người bảo cau điếc. Sinh con xong vết thương còn đau đã có người hỏi khi nào sinh tiếp. Sinh hai con một bề lại bị hối sinh nữa đi cho đủ nếp tẻ. Việc người vợ không chịu sinh con có thể gây ra những vấn đề lớn, thậm chí là khiến cuộc sống hôn nhân tan vỡ.

Mới đây, Tòa án nhân dân quận Đồng Nam, thành phố Trùng Khánh đã kết luận sơ thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại về tinh thần do quyền sinh sản gây ra.

Do vợ không chịu sinh con, người chồng cho rằng quyền sinh sản của mình bị xâm phạm nên đã đưa vợ ra tòa, yêu cầu người vợ bồi thường tổn thất tinh thần, đền bù tuổi thanh xuân. Tuy nhiên, Tòa án đã bác bỏ yêu cầu này.

hình ảnhAnh Li Qiang và vợ Wang Hong gặp và yêu nhau khi làm việc ở nước ngoài, họ đăng ký kết hôn vào năm 2008. Chị Wang đã có một đời chồng, có một cô con gái với chồng cũ, sau khi cặp đôi kết hôn thì con gái riêng của chị Wang vẫn sống chung với mẹ và bố dượng. Sau khi kết hôn, cặp đôi chưa từng có con chung. Trước khi kết hôn, chị Wang từng bày tỏ rằng mình không muốn sinh con nữa, và đã tiến hành triệt sản trước đó. Người chồng cho rằng mình có thể thay đổi suy nghĩ này nên quyết bước tới. Cuộc hôn nhân của họ diễn ra khá êm ấm, hạnh phúc nhưng điều khiến anh Li băn khoăn là vợ vẫn kiên quyết không chịu sinh con. Anh và mẹ anh nhiều lần yêu cầu vợ khôi phục khả năng sinh sản của mình thông qua phẫu thuật, nhưng chị Wang đã từ chối. Anh Li cho rằng tình cảm vợ chồng vẫn tốt đẹp và vợ đã hứa sẽ ở bên nhau đến đầu bạc răng long nên đã chấp nhận việc vợ không muốn sinh con.

Nhưng 13 năm làm việc vất vả, hết lòng vì vợ con của anh Li không được đền đáp. Thay vào đó, khi con gái riêng đã đến tuổi trưởng thành, cả hai nảy sinh mâu thuẫn . Chị Wang lấy lý do tình cảm bất hòa, 2 lần đệ đơn ly hôn chồng vào năm 2019 và 2021. Tòa án đã bác đơn kiện của của chị với lý do không đủ bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa hai vợ chồng đã hoàn toàn rạn nứt.

Buồn bã, anh Li cho rằng vợ nuốt lời, nhiều lần kiện đòi ly hôn, không chịu sinh con và gây tổn hại tinh thần nghiêm trọng cho mình nên đã đâm đơn kiện lên Tòa án Đồng Nam vào tháng 7 năm 2021, đòi vợ trả 150.000 nhân dân tệ (khoảng 539 triệu đồng) bù đắp tuổi xuân, coi như là phí tổn thất tinh thần cho cuộc hôn nhân 13 năm không con cái của mình.

hình ảnh

Vừa qua, Tòa án nhân dân quận Đồng Nam, thành phố Trùng Khánh, đã bác đơn kiện của anh Li. Tòa cho rằng việc sinh con đẻ cái không phải là kết quả tất yếu của hôn nhân, người phụ nữ không phải là công cụ sinh đẻ. Công dân có quyền sinh đẻ, đồng thời cũng có quyền tự do lựa chọn không sinh con. Trong trường hợp này, con gái riệng của chị Wang hiện đã trưởng thành và có quan hệ cha dượng - con gái hợp pháp với anh Li nên anh có quyền yêu cầu con riêng của vợ thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng lúc về già. Theo đó, tòa án đã ra phán quyết bác bỏ đơn kiện của người chồng vò võ mong con 13 năm.

Đàn bà không muốn có con, đàn ông ép được sao? Về vấn đề này, thẩm phán cho rằng nam và nữ đều có quyền bình đẳng trong vấn đề sinh sản. Việc thực hiện các quyền sinh sản của một bên sẽ không cản trở các quyền của bên kia. Dưới góc độ phân công lao động xã hội và cơ cấu tâm sinh lý, phụ nữ không chỉ thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn trong việc chăm sóc, nuôi dạy con cái mà việc mang thai, sinh đẻ và nuôi con đều một mình gánh chịu những vất vả, rủi ro. Vì vậy, việc trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ không chỉ là sự quan tâm nhân văn và sự bảo vệ đặc biệt đối với phụ nữ, mà còn là sự phản ánh công bằng pháp luật.

hình ảnh

Theo quan điểm của toàn án, vợ và chồng được hưởng quyền sinh sản bình đẳng. Khi hai quyền bình đẳng xung đột thì phải ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ. Nếu người phụ nữ không muốn sinh con thì không ai có thể ép buộc. Về lý là vậy nhưng về tình thì cũng không ít người chê trách chị Wang, đại đa số đều là những người đứng trên quan điểm kết hôn thì phải sinh con, nếu đã không muốn có con thì tốt nhất đừng tiến tới hôn nhân. Đây cũng là điều quan trọng cần thẳng thắn với nhau ở độ tuổi lập gia đình, bởi nhiều cặp vợ chồng vẫn hạnh phúc và sống bên nhau trọn đời dù không có con, bởi cả hai đều mong muốn điều đó.

Chẳng biết sau phán quyết của tòa án thì cuộc hôn nhân của anh Li có tiếp tục được nữa hay không. Các mẹ nghĩ thế nào, riêng em thì nhờ đọc vụ kiện kỳ lạ này, em mới biết bên Trung Quốc muốn ly hôn thật không dễ dàng chút nào, phải trưng ra bằng chứng chứng minh tình cảm rạn nứt các thứ, phải chứng minh tình cảm phai nhạt ít nhất 2 năm. Xem ra ly hôn còn khó hơn kết hôn các mẹ nhỉ?


Nguồn Saoxing