Khi bán hàng trên Shopee, có một yếu tố rất quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng, dựa vào đó bạn có thể đưa ra những hành động cải thiện hay phát triển shop một cách đúng đắn đồng thời gia tăng doanh thu một cách hiệu quả mà rất nhiều người không biết. Đó chính là phân tích hành trình mua hàng của khách hàng trên Shopee. Bạn có biết khách hàng đang thao tác những gì trên Shopee và làm gì để tiếp cận đến sản phẩm của bạn không? Hãy cùng Dịch vụ Ecom tìm hiểu về hành trình mua hàng trên shopee qua bài viết sau đây

Hành trình mua hàng trên Shopee của khách hàng

Bước 1: Đầu tiên, trước khi khách hàng muốn mua một sản phẩm nào đó trên Shopee thì trong đầu họ sẽ phát sinh một nhu cầu.

  • Ví dụ: Mình muốn mua 1 chiếc Vali để đi du lịch, một chiếc túi đeo chéo để thuận tiện để đồ khi đi chơi hay những vật dụng gia dụng như nồi cơm điện, chảo… để nấu ăn.
Mua đồng hồ trên ShopeeHành trình mua hàng trên Shopee – Tìm kiếm sản phẩm đồng hồ

Bước 2: Sau khi phát sinh nhu cầu thì khách hàng sẽ có rất nhiều sự lựa chọn để tìm kiếm và mua sản phẩm đó. Họ có thể lên Facebook, Google, hay các sàn thương mại điện tử như shopee, lazada, tiktok shop để tìm kiếm thông tin và mẫu mã sản phẩm đó.

Như mình thì mình sẽ lên shopee để tìm kiếm vì trên này bán rất nhiều loại mẫu mã khác nhau và giá cũng rẻ nữa.

Bước 3: Khách hàng truy cập vào app Shopee trên điện thoại hoặc trình duyệt Shopee trên máy tính. Họ sẽ click vào ô tìm kiếm và nhập từ khóa về sản phẩm. Sau khi chọn tìm kiếm, shopee sẽ hiển thị danh sách tất cả sản phẩm. Lúc này khách hàng sẽ click vào xem từng loại sản phẩm dựa trên Vị trí mà sản phẩm đó hiển thị – Hình đại diện – Giá cả.

Đây là những ấn tượng đầu tiên mà khách hàng hay kể cả mình nhìn thấy.

=> Đây là một yếu tố quan trọng để bạn cải thiện Shop và sản phẩm của mình sao cho thu hút hơn.

Bước 4: Sau khi khách hàng click vào một vài sản phẩm, họ sẽ xem các thông thông tin về sản phẩm như chất liệu, công năng, mẫu mã rồi tới phần đánh giá xem có nhiều đánh giá 5 sao không, sản phẩm có vấn đề gì không, thương hiệu có tốt không. Cuối cùng họ sẽ so sánh về giá cả cũng như khu vực bán. (Nếu cùng tỉnh thành thì thời gian giao hàng sẽ nhanh hơn)

Bước 5: Nếu khách hàng thích sản phẩm. Một số người sẽ thả tim để lưu lại sản phẩm. Một số người lại thêm sản phẩm vào giỏ hàng để lúc nào muốn thì mua – Mình là một trong những người như thế này.

Bước 6. Sau khi thêm sản phẩm vào giỏ hàng – khách hàng sẽ đi tìm mã giảm giá, săn free ship, mã giảm giá của shop, của ngành hàng, hay thậm chí là hoàn xu Extra,…

Bước 7. Sau khi đã có các loại mã giảm giá. Khách hàng sẽ chọn đơn vị vận chuyển nếu tiền ship phải chăng thì họ sẽ chọn hỏa tốc, hoặc đơn vị nhanh.

Bước 8. Khách hàng đặt hàng và thanh toán.

Bước 9. Nhận hàng, khách hàng bóc hàng và đánh giá 5 sao nếu họ ưng ý sản phẩm. Nhiều trường hợp không ưng họ sẽ hoàn hàng, trả hàng, hoàn tiền. Cũng có trường hợp khách hàng follow shop hoặc đánh giá tốt cho shop. Hoặc nhiều người nhận hàng xong cũng chẳng làm gì? Sau khi hết thời gian hoàn trả hàng thì shopee sẽ xác nhận đơn hàng thành công và không xảy ra vấn đề gì và tiền sẽ về ví shop.

Bước 10. Mua lại. Nếu khách hàng cảm thấy sản phẩm lần trước mình mua rất tốt và có nhu cầu mua lại thì họ sẽ quay lại mua lần 2, lần 3.

Chú ý: Shopee có chỉ số RPR (tỷ lệ quay lại của khách hàng cũ)

Nó sẽ được đánh giá như sau: Shop nào có tỷ lệ khách hàng mua hàng lại càng cao thì shop càng tốt -> shopee sẽ đề xuất những shop có tỷ lệ mua lại cao, tăng hiển thị  -> Giúp bạn tăng doanh thu.

Nếu khách hàng không mua lại thì có thể giới thiệu cho bạn bè

Kết luận

Như vậy trên đây là một hành trình khách hàng khi mua hàng trên sàn Shopee. Sau khi trải qua rất nhiều bước khác nhau thì khách hàng mới tiến hành mua hàng cho bạn. Chính vì vậy mà bạn cần làm shop một cách chỉnh chu và chất lượng nhất có thể. Hi vọng với những thông tin mà mình cũng cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình kinh doanh của mình.

Nguồn bài viết: https://dichvuecom.vn/hanh-trinh-mua-hang-tren-shopee/