Đừng bao giờ lo lắng khi con gái của chúng ta luôn đóng sầm cửa phòng khi chúng ta phàn nàn chúng về một điều gì đó

Bất chấp việc chúng đảo mắt và giả vờ ngó lơ thì những lời cằn nhằn của mẹ thực sự hiệu quả. Khoa học đả chứng minh rằng, những đứa trẻ không chỉ nhận được trí thông minh từ mẹ, mà còn một điều nữa, đó là sự thành công trong cuộc sống, đặc biệt là các bé gái. Rõ ràng và hiển nhiên, các bà mẹ hay cằn nhằn nuôi dạy con gái thành công hơn.

Theo Reader Diget, một nghiên cứu tại Đại học Essex đã theo dõi trải nghiệm của hơn 15.000 cô gái người Anh ở độ tuổi 13 và 14 trong sáu năm. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sự kỳ vọng cao của cha mẹ dẫn đến thành công của các bé gái sau này trong cuộc sống. Trên thực tế, khi người nuôi dạy con chính trong nhà - thường là mẹ - đặt ra những tiêu chuẩn cao cho việc học hành của con gái họ, thì những bé gái đó có nhiều khả năng học đại học hơn, nhận công việc lương cao hơn và ít mang thai ở tuổi vị thành niên.

Tại sao? Các chuyên gia nói rằng việc truyền đạt những kỳ vọng cao cho con sẽ khiến chúng cảm thấy có xu hướng sống theo những tiêu chuẩn đó hơn. Mặt khác, nếu không có ai chú ý đến hiệu suất của trẻ thì chúng rất dễ sa sút.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Scarymomy)

Tiến sĩ Ericka Rascon-Ramirez, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Trong nhiều trường hợp, có thể đứa trẻ đã thành công trong việc làm những gì chúng tin là đúng, ngay cả khi điều này trái với ý muốn của mẹ. Mặt khắc, cho dù các cô gái cố gắng phớt lờ những lời khuyên của mẹ đi nữa thì rất có thể cuối cùng họ đã bị ảnh hưởng, theo một cách tinh tế , tức là làm theo những lời khuyên ấy”

Những bà mẹ khó tính thường sẽ khó khăn về giờ giấc chơi bời, học tập, "cằn nhằn" về việc bài vở, lối sống... Chính những lời càm ràm này ăn sâu vào tiềm thức, giúp đứa trẻ hiểu rõ thế nào là đúng sai, tạo cho chúng một kiến thức nền vững chắc từ cách sống, hành xử tới sự nghiệp tương lai.

Một nghiên cứu khác của Hiệp hội Nhi khoa Pháp cho thấy kết quả tương tự, mặc dù chúng không dành riêng cho các bà mẹ và con gái. Nghiên cứu đã đánh giá các yếu tố khác nhau, bao gồm kỳ vọng của cha mẹ, ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của trẻ em như thế nào. Khi nói đến bài kiểm tra tiêu chuẩn, 96% học sinh đạt điểm cao có cha mẹ mong con vào đại học. Các bậc cha mẹ nhìn thấy tương lai của con mình học đại học dường như quản lý con mình theo mục tiêu đó, bất kể thu nhập và tài sản của họ như thế nào.

Tất nhiên, điểm thi cao và học ở một trường tốt không đảm bảo rằng con gái của chúng ta sẽ trở thành giám đốc điều hành của một hãng lớn. Nhưng nhắc đi nhắc lại những kỳ vọng của chúng ta dành cho con gái  dường như tạo tiền đề cho sự thành công của chúng. Có vẻ như cằn nhằn đã trở thành một trong những quy tắc cần thiết để nuôi dạy thanh thiếu niên, dù là  con trai hay con gái. Sau tất cả, một chút "Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, con không bao giờ chịu lắng nghe…" sẽ không làm tổn thương bất cứ ai. Nên đừng trách móc vì mẹ hay cằn nhằn thì con gái mới thành công.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Simplemost)

Tất nhiên, vẫn có lý do khiến việc cằn nhằn mang hàm ý tiêu cực. Tiến sĩ Sanam Hafeez, một nhà tâm lý học thần kinh ở Thành phố New York cho biết: “Có sự khác biệt giữa không ngừng cằn nhằn và áp đặt các quy tắc, thiết lập các hướng dẫn, các giá trị giảng dạy. Khi cha mẹ cằn nhằn quá nhiều, trẻ quyết định rằng chúng không thể làm bất cứ điều gì đúng, vì vậy chúng cũng có thể ngừng cố gắng…” Một điểm đáng lưu ý nữa là những bà mẹ nghiêm khắc sẽ giảm được 5% nguy cơ con gái mang thai trong tuổi vị thành niên. Mẹ khó khăn và kiểm soát ít ra cũng tốt cho con gái trong tương lai, nhất là trong khía cạnh yêu đương sớm. Trong nhiều trường hợp, trẻ sẽ cố gắng làm những điều mà chúng cho là đúng, dù cho rằng có đi ngược lại lời mẹ dặn. Không quan trọng chúng đã cố gắng tránh né lời khuyên của mẹ thế nào, sự lựa chọn của chúng vẫn bị ảnh hưởng bởi mẹ mình. Đây là điều tuyệt vời mà người mẹ có thể làm cho con mình.

Quấy rầy con gái về việc hoàn thành bài tập về nhà có thể không làm bé vui vào thời điểm đó, nhưng con gái sẽ cảm ơn mẹ sau này khi lớn lên, bởi mẹ phàn nàn thì con gái mới thành công. Có vẻ như trong tiềm thức, những gì cha mẹ tạo ra như là tiêu chuẩn đã ăn sâu vào tâm trí con cái. Theo một cách nào đó, phản ứng ngược và những phản ứng tiêu biểu khác của lứa tuổi thanh thiếu niên mà chúng ta nhận được đóng vai trò như một chiếc mặt nạ. Nếu chúng ta cằn nhằn, không phải lúc nào con cũng thích nghe nó, nhưng rõ ràng là nó có hiệu quả.