“Một khi đã nhìn thấy thứ tốt nhất, những thứ còn lại không đáng để tìm kiếm.”

Bài thơ cổ này không chỉ diễn tả niềm hạnh phúc mà chúng ta từng có mà còn là những tiếc nuối không thể bù đắp bằng thực tế.

Trong thời đại kỹ thuật số này, trí tuệ và công nghệ của con người dường như đang thay đổi mọi thứ. Gần đây một người đàn ông đã sử dụng AI để “hồi sinh” người cha của mình, an ủi bà nội 91 tuổi trên giường bệnh.

Cha của anh Tôn Ca (Liêu Ninh, Trung Quốc) qua đời vì bệnh ung thư, bà nội đã già, mắc bệnh tim, không thể chịu nổi một chút đau buồn nào nên gia đình quyết định giấu nhẹm chuyện này với bà.

hình ảnh

Bố Tôn Ca khi còn sống rất thân thiết với bà nội anh (Ảnh Baijihao)

Nhưng ai cũng biết, bà nội nhớ con trai sâu sắc, bà mong muốn được liên lạc với con trai mình qua cuộc gọi video nhưng con trai bà đã không còn sống, làm sao có thể thực hiện mơ ước viễn vông đó?

Để không làm bà buồn, Tôn Ca đã đưa ra nhiều lý do nhưng cũng không tránh khỏi sự thất vọng của bà. Mọi người nói với bà rằng con trai bà đang điều trị ở Bắc Kinh, không gọi điện hay nói chuyện được.

Đến Tết 2024, người bà 91 tuổi nằm trên giường bệnh đã khẩn khoản yêu cầu cháu trai một điều mà anh không nỡ lòng nào từ chối. Anh hứa sẽ đến Bắc Kinh và quay đoạn clip cha mình, đem về cho bà xem.

Nếu không có bà nội, Tôn Ca có lẽ sẽ không bao giờ làm được chuyện này. Anh cảm thấy đây gần như là một kiểu lừa dối, "Tôi không thể chấp nhận việc đặt cảm xúc của mình vào AI".

hình ảnh

Người đàn ông cạo râu khi dùng hình ảnh của mình "hồi sinh" bố (Ảnh Baijihao)

Một thời gian dài sau khi cha qua đời, Tôn Ca vẫn không thể thoát khỏi sự tự trách móc và trầm cảm. Anh 43 tuổi, nửa đầu cuộc đời suôn sẻ, may mắn, gia đình hạnh phúc, sớm đạt được tự do tài chính, điều duy nhất anh canh cánh chính là giải quyết nỗi đau của cha mình vì căn bệnh ung thư. Anh đã làm một video về quá trình AI “hồi sinh” cha mình và quá trình thực hiện video cũng chính là quá trình nói lời từ biệt. Tôn Ca sử dụng những bức ảnh cũ và phần mềm hoán đổi khuôn mặt,  đặt khuôn mặt của người cha lên khuôn mặt của mình và bắt chước giọng nói của ông. Trước khi quay video, anh tưởng tượng cha và bà nội đang trò chuyện về việc gia đình. Để đảm bảo tính hiệu quả, anh thuê một căn phòng riêng biệt để yên tâm hoàn thành công việc.

“Hãy để bà gặp lại bố tôi”

Bố Tôn Ca qua đời vào tháng 5 năm 2022, người nhà đã ngầm hiểu là không nhắc tới, chủ yếu là giấu bà nội. Bà cụ đã 91 tuổi, không chịu nổi kiểu kích thích này, bà cho rằng con trai vẫn đang điều trị ở Bắc Kinh.

“Mẹ con tâm linh tương thông, chẳng hiểu sao sau khi bố tôi mất, bà ngày càng xem ảnh bố nhiều hơn, có khi chỉ nhìn thôi mà bà cũng rơi nước mắt. Tết Nguyên đán năm nay, bà tôi ngập ngừng hỏi có thể gọi video với bố tôi không, tôi nói điện thoại di động không được mang vào phòng bệnh vì sẽ gây nhiễu thiết bị của bệnh viện.”

Sau đó, bà nói: “Vậy khi con đến Bắc Kinh, hãy dùng điện thoại di động để ghi âm bố con ở bên ngoài và bảo nó nói vài lời với bà nhé.” Người cháu trai thản nhiên đồng ý, nhưng bà cụ lại coi trọng lời hứa đó và cứ hỏi khi nào cháu đi Bắc Kinh.

Tôn Ca buộc phải bắt đầu nghĩ cách thực hiện lời hứa của mình, đó là dùng AI để hồi sinh người cha đã mất.

“Sau khi bố tôi qua đời, tôi thực sự không dám nhấp vào ảnh của ông và tôi chưa bao giờ vượt qua được rào cản tâm lý này. Sau đó tôi quyết định quay video này và trong lòng tôi cảm thấy có lỗi với bà nội vô cùng.”

hình ảnh

Những ngày cuối đời, bố anh rất gầy (Ảnh Baijihao)

Trước khi quay video, Tôn Ca đã thu thập những bức ảnh, video và giọng nói khi ông còn sống, sau đó anh bắt chước giọng điệu và thói quen của bố và nói trong video: “Mẹ, con là Tôn Hải, đừng lo lắng, ở đây không lạnh bằng ở nhà. Con vẫn ổn ở Bắc Kinh và đang điều trị tốt. Vợ con luôn ở bên cạnh, chăm sóc con, mỗi ngày đều xuống nhà mua đồ. Mẹ ơi, nếu mẹ muốn ăn gì, cứ nói em gái nấu cho mẹ nhé”

Kỳ thực những lời này không có ý cốt lõi, chúng chỉ là trò chuyện với người nhà mà thôi. Vóc dáng của bố trước khi bị bệnh gần giống với Tôn Ca, nhưng hiệu ứng video khó có thể đánh lừa được bà cụ. Và anh cũng đã chuẩn bị sẵn một loạt lý do, nếu bà hỏi tại sao nhìn không giống con trai bà. Vì bố anh không để râu nên anh phải tháo kính và cạo râu trong quá trình làm video. Khi đang quay lần thứ hai và lần thứ ba, anh không thể nhịn được nữa, chợt buồn đến mức bật khóc trong phòng.

“Tôi bắt đầu quay lúc 12 giờ tối và tiếp tục quay cho đến bình minh, quá trình này rất khó khăn. Tôi không nhớ mình đã thu âm bao nhiêu lần, chỉ nhớ mỗi lần thu âm, cảm xúc của tôi như mất kiểm soát và nước mắt rơi xuống.

Mỗi lần không thể quay tiếp, tôi lại nghĩ về lời dặn đặc biệt của bố trước khi qua đời rằng tôi phải chăm sóc bà thật tốt. Tôi cứ nghĩ về câu nói này trong khi quay phim, nếu không tôi đã bỏ cuộc rồi.”

Lúc đầu Tôn Ca nghĩ chỉ cần quay video và nói vài câu là đủ. Thực tế không phải vậy, đã nhiều lần anh nhìn thấy chính mình trong video, thực sự có cảm giác như đang nhìn thấy bố, nhưng trong thâm tâm anhbiết rằng không phải vậy.

Sau khi video xem xong, anh đưa cho mẹ và cô xem trước để tránh sơ sót. Mẹ và cô anh đều khóc khi xem video, không ai có thể chịu đựng được điều này.

Tôn Ca đã dùng công nghệ AI cải trang làm người cha đã mất nhằm an ủi bà nội bị bệnh tim đang điều trị tại bệnh viện. Năm nay bà đã 91 tuổi, sức khỏe rất không ổn định, ba mạch máu trong tim bị tắc đã hai năm rưỡi, lẽ ra phải đặt ống đỡ động mạch từ lâu rồi, nhưng tbà đã quá già để làm việc đó. … May mắn thay, bà vẫn tương đối tỉnh táo.

“Nhiều người cho rằng có lẽ bà cụ đã biết sự thật từ lâu, sau này tôi cũng tự hỏi liệu bà nội có thực sự biết bố tôi đã mất hay không. Bởi vì sau khi bố tôi qua đời vào tháng 5, vào tháng 6, bà tôi bất ngờ kể với tôi: “Bà mơ thấy Tôn Hải mặc chiếc áo khoác bông to màu xanh và hát cho bà nghe bên giường”.

Lần này, quá trình AI “hồi sinh” bố được dựng thành video, cũng nhằm an ủi bà lão ngóng trông tin con trai. Bà nội của Tôn Ca rất vui khi thấy video của con trai mình. Nhưng sau đó, Tôn Ca đã xóa tất cả tài liệu gốc và gỡ cài đặt phần mềm AI. Anh sẽ không bao giờ làm điều này lần nào nữa.

“Nếu không phải giấu bà thì chắc chắn tôi sẽ không làm. Gần đây có một số tin tức về việc AI "hồi sinh" họ hàng nhưng tôi cũng không click vào, thành thật mà nói, tôi không ủng hộ việc này.”

Anh cho biết mình luôn cảm thấy đây là bài học cuối cùng bố dạy trong đời, dạy con cách đối mặt với cái chết và sự chia ly. Cha mẹ như bức tường ngăn cách giữa con cái và ly biệt.

“Chỉ sau khi cha tôi qua đời, tôi mới thực sự đối mặt với cái chếc. Từ nay trở đi, tôi không còn gì phải sợ hãi nữa, tôi sẽ có dũng khí đối mặt với bất cứ điều gì xảy ra trong tương lai.”

hình ảnh

Ảnh Baijihao

Thật đau đớn, nhưng đó là một quá trình cần thiết. Sự phát triển của công nghệ AI chắc chắn là một hướng đi chung, không ai có thể ngăn cản được. Nhưng đến một lúc nào đó, có những bài học mà AI không thể dạy được. Tôn Ca cho biết anh quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của mọi người xung quanh và muốn giúp đỡ những người đang có cuộc sống khó khăn thông qua những đoạn video ngắn. Anh cũng sẽ dành nhiều thời gian hơn cho con và gia đình.

“Cách đây vài ngày, khi đang lái xe và chờ đèn giao thông, tôi chợt nghĩ đến bố và lại rơi nước mắt. Nhưng khi đèn xanh bật lên, chúng ta vẫn phải nổ máy và tiến về phía trước.”

Từ việc tìm phần mềm phù hợp đến cạo râu cho giống với hình ảnh của cha khi còn sống, Tôn Ca phải mất nửa tháng để quay video thay đổi khuôn mặt. Anh đã nói câu “Mẹ ơi, con đây” không biết bao nhiêu lần.

hình ảnh

Bà cụ sau khi xem xong video thì rất vui nhưng Tôn Ca nói rằng anh sẽ không bao giờ làm điều này lần nữa (Ảnh Baijihao)

Đoạn clip ngắn ít nhất cũng vực dậy tinh thần của người bà. Cụ già mắc bệnh tim vừa cầm điện thoại vừa khóc, nhưng đồng thời bà cũng trút bỏ được nỗi lo lắng về tình trạng của con trai mình.

Các vấn đề đạo đức đằng sau công nghệ có nhiều câu trả lời. Nhiều cư dân mạng hỏi Tôn Ca dùng phần mềm gì và thay đổi khuôn mặt như thế nào, họ cũng muốn nhìn thấy người thân đã khuất của mình thông qua phương pháp này. Nhưng anh trả lời: "Nếu không cần thiết, tôi không khuyên bạn nên làm điều này. Thật khó để bình tĩnh khi nhìn thấy những người thân đã khuất của mình xuất hiện trước mặt như thể họ 'còn sống'". Anh khuyên mọi người về nhà thăm người già và dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.