Trong nhiều gia đình trẻ hiện nay, ông bà đã trở thành lực lượng chính trong việc cưu mang trẻ sơ sinh.

 So với cách ông bà chăm sóc, dạy dỗ cha mẹ trước đây thì đối với cháu lại có phần dễ chịu hơn rất nhiều. Gia đình nào có ông bà giúp trông cháu thì thật sự vô cùng may mắn, thậm chí các mâu thuẫn gia đình sẽ ít hơn nhiều. Nhưng liệu đó có phải là trách nhiệm và nghĩa vụ của ông bà không?

Ngay sau khi dì Vương về hưu, bà đã không nề hà gì khi giúp con gái chăm sóc cháu trai. Cháu ngoại mới đúng là cháu của mình. Việc có ông bà ngoại ở gần khiến cô con gái rất an lòng, tuy nhiên, ông ngoại vẫn còn đi làm nên mọi việc chăm sóc đều do bà ngoại đảm nhiệm. Vợ chồng dì Vương cũng chí có một cô con gái duy nhất. Khi con gái đi lấy chồng thì cũng mua nhà gần đó. Rồi cháu ngoại chào đời, thời gian đầu thì bà thông gia phải từ dưới quê lên giúp trông giữ cháu, dì Vương cũng cảm thấy ái ngại lắm. Đến khi cháu trai 1 tuổi thì cũng đến lúc dì về hưu. Đứa trẻ suốt ngày quấn quýt bà, kể cả lúc đã đi mẫu giáo thì phần lớn thời gian cũng đều ở nhà ông bà ngoại. Con gái và con rể cũng chẳng phải lo cơm nước, sáng sớm thì chở con đi nhà trẻ, xế chiều đã có ông bà ngoại giúp trông cháu, đón về, cho ăn cho uống, tắm rửa…. Cuối tuần thì cũng ở với ông bà, thời gian bên cạnh bố mẹ chẳng được bao nhiêu.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn 163)

Bây giờ cháu trai đã năm tuổi, con gái và con rể vẫn chưa có động tĩnh “rút” con về. Phần dì Vương vẫn đang hầu hạ nhà con gái. Dì cảm thấy rằng chỉ cần có thể giúp con gái chia sẻ nỗi lo lắng, dì sẽ sẵn sàng làm tất cả, cho dù tuổi càng cao càng yếu. Một ngày nọ, đứa cháu trai năm tuổi đi học về, vì thấy cặp sách nặng nên cháu nhờ bà ngoại xách cặp đi học. Vì vậy, dì Vương bất chợt trêu cháu trai: “Bà ngoại là bảo mẫu của cháu à, thế thì phải trả tiền làm bảo mẫu cho bà đấy! Cháu ở nhà bà bấy lâu nay ngày nào cũng ăn uống mà còn chẳng trả bà đồng nào, toàn miễn phí”. Vậy nhưng lời nói của đứa cháu yêu quý chẳng khác nào bát nước lạnh tạt vào mặt dì Vương:

"Bố con nói rằng ông bà ngoại không có con trai, sau này toàn bộ tài sản của ông bà sẽ về tay chúng ta. Bà còn muốn cháu trả tiền bảo mẫu á, cuối cùng tiền của bà cũng là tiền của cháu thôi mà"

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Sohu)

Chẳng ngờ chỉ là một lời trêu chọc mà đứa nhỏ 5 tuổi lại đối đáp thực tế như vậy. Dì Vương cảm thấy rất không vui, đặc biệt là câu nói " Ông bà ngoại không có con trai " trong miệng đứa trẻ làm trái tim dì xốn xang. Đêm đó, sau khi con gái và con rể đón cháu ngoại về, dì Vương không thể không phàn nàn với chồng: "Tôi đã vất vả nuôi con, chăm cháu giùm cho chúng nó. Thế mà chúng nó không biết ơn, mà lại suốt ngày dòm ngó tài sản của chúng ta. Tiền ăn, tiền ở, tiền điện, tiền nước… tôi không hề tính toán. Đến cả tiền học của cháu ngoại cũng là tôi lấy lương hưu ra đóng. Chúng nó cũng chưa bao giờ có một lời cám ơn hay mua cho tôi và ông một món quà ngày tư ngày Tết. Tôi thật sự thất vọng về đứa con gái này. Chẳng lẽ chúng ta lại cố gắng sinh thêm đứa thứ hai à?.”

Chồng dì Vương cũng có ý đồng tình với vợ, dù sao ông cũng đã thấy bà vất vả suốt những năm qua. Sau khi bà nghỉ hưu, ông cũng gợi ý vợ nên đi du lịch, đi thăm họ hàng. Vậy nhưng dì lại bận rộn với đứa cháu của mình. Cả năm vất vả với cháu, được mấy ngày Tết thì cả nhà nó về đằng nội, để 2 ông bà lủi thủi một mình. Ông đã sớm thấy điều này nhưng dì Vương thương con xót cháu, lúc nào cũng nói đỡ cho con. Nay nghe những lời rành rọt từ đứa cháu yêu quý của mình, dì không khỏi thất vọng. Đứa trẻ không có lỗi gì cả, nhưng thái độ bố mẹ nó như thế nào mà nó có thể hiên ngang nói ra những lời này. Chồng dì Vương khuyên vợ nên về quê thăm chị em gái vài tuần cho thong thả đầu óc, rồi sau đó hãy quyết xem là có giúp con gái hàng ngày đón đưa, chăm sóc cháu ngoại nữa hay không. Dì thật sự buồn bã, đem những tâm sự ấy chia sẻ với cô bạn thân của mình, chẳng lẽ nỗi sợ của tuổi già chính là phải đề phòng con mình sao? Giờ ông vẫn còn đi làm, bà vẫn còn sức khỏe mà con rể và con gái đã tính đến chuyện lấy hết tài sản của ông bà, một mai ông bà già yếu thì chúng nó còn dám làm gì nữa. Người bạn cũng chỉ khuyên vợ chồng già nên thủ thân một ít, không thì cứ xác định gom hết tiền bạc sau này vào viện dưỡng lão, không phiền đến con đến cháu. Cứ nghĩ đến điều này là dì Vương lại cảm thấy không vui.

hình ảnh

Ảnh minh họa (Nguồn Wukong)

Rõ ràng cha mẹ sinh ra con thì phải có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con. Ông bà không có nghĩa vụ phải giúp đỡ con cái của họ trong việc chăm sóc cháu, vì vậy trẻ không thể coi việc ông bà chăm sóc mình là điều đương nhiên. Nếu ông bà giúp trông cháu  thì con cháu nên biết ơn, thái độ ích kỷ, thờ ơ chỉ khiến người già thêm buồn tuổi, đồng thời làm gương xấu cho con mình. Nếu có người già giúp đỡ, cha mẹ trẻ sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và sức lực hơn, đồng thời điều này cũng giúp gia đình trẻ đảm bảo tài chính. Bà ngoại giúp trông cháu cũng khiến mẹ thoải mái, tạo không khí gia đình đầm ấm và hòa thuận. Ngay cả khi có sự khác biệt trong quan niệm nuôi dạy con cái, nó sẽ không phát triển thành một cuộc xung đột lớn trong gia đình. Thực tế, chi phí thuê người giúp việc trông trẻ quả thực là rất nhiều, và sự an toàn của trẻ có thể không được đảm bảo . Vì vậy, việc nhờ bà ngoại đưa đón em bé có thể giảm bớt chi phí cho cha mẹ trẻ, đồng thời khiến họ cảm thấy thoải mái hơn. Mặc dù ngày nay việc ông bà giúp trông cháu rất phổ biến, nhưng điều này không có nghĩa là ông bà phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đó. Vì vậy, con cái phải biết nhớ ơn công lao đóng góp của các cụ, nên tỏ lòng biết ơn, chủ động đỡ đần chứ không phải chuyện gì cũng phó mặc cho người lớn tuổi.