Topic này là dành cho những người Hà Nội đây, nơi cuộc sống đắt đỏ nhất cả nước!

Đây là thống kê đã được công bố chứ không phải tôi nói bừa nhé bà con! Khảo sát nhiều hộ gia đình có 4 người ở 3 thành phố lớn nhất nước cho thấy, mức chi tiêu trong một tháng ở Hà Nội lên đến 30 triệu đồng, trong khi ở TP.HCM khoảng 25 triệu đồng và tại Đà Nẵng khoảng 20 triệu đồng.

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023 tại Hà Nội tiếp tục cao nhất cả nước, sau nhiều năm ở vị trí này.

Cụ thể người Hà Nội đã chi tiêu sinh hoạt thế nào

Chị Minh Hồng (quê Phú Thọ) hiện sống ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cùng chồng và hai con học cấp 2, cấp 3. Chia sẻ về mức chi tiêu cho gia đình mìnhh mỗi tháng, chị cho biết, thời điểm chưa thể mua nhà và phải ở trọ, chị đã liên tục chuyển chỗ ở để điều chỉnh cho phù hợp thu nhập vì chi phí quá tốn kém. Dù thu nhập của vợ chồng chị không quá thấp, khoảng 40 triệu đồng/tháng nhưng nếu không căn cơ, tính toán thì không thể có dự trữ.

'Thời gian đầu, gia đình tôi thuê nhà trong nội thành để tiện đi lại. Tính cả tiền thuê nhà tầm 7 triệu đồng/tháng, chúng tôi mất khoảng 35 triệu đồng. Sau đó, nhận thấy chi phí sinh hoạt và tiền thuê nhà ở đây cao hơn khu vực ven đô, gia đình tôi chuyển về vùng ngoại thành để tiết kiệm tài chính. Từ đó, mỗi tháng chúng tôi giảm được khoảng 5 - 7 triệu.

hình ảnh

Bảng chi phí hàng tháng của gia đình 4 người ở Hà Nội, ảnh: K14

Bây giờ, nhờ sự hỗ trợ của gia đình và vay ngân hàng, chúng tôi đã mua được nhà nên không mất tiền thuê nhà nữa. Nhưng tiền trả lãi ngân hàng và do vật giá leo thang, con cái càng lớn càng tốn kém cho chi phí học hành cũng như nhu cầu cá nhân nên mỗi tháng, dù tìm mọi cách thắt chặt chi tiêu và tiết kiệm tối đa, chúng tôi vẫn tiêu tốn hết khoảng 32 triệu đồng ', chị nói.

Chị Hồng khẳng định, đây chỉ là mức chi cho những nhu cầu rất cơ bản. Mỗi ngày, chị chi khoảng 250.000 - 300.000 đồng cho ăn uống, như vậy mỗi tháng mất khoảng 9 triệu đồng. Tiền điện nước khoảng 1,5 triệu đồng. Tiền xăng xe, điện thoại, Internet của cả hai vợ chồng và hai con ít nhất cũng thêm khoảng 2 triệu đồng.

Ngoài ra, chi phí cho hai con đi học bao gồm học phí ở trường công, học thêm các bộ môn năng khiếu và ngoại ngữ khoảng 10 triệu đồng. Hai vợ chồng còn phải dành khoảng 7 triệu đồng để trả tiền vay ngân hàng và khoảng 2,5 triệu đồng phòng cho những chi phí phát sinh hoặc những nhu cầu khác như may mặc, ngoại giao...

Với kinh nghiệm 20 năm sống ở Hà Nội, chị Hồng khẳng định: “Với 30 triệu đồng để chi cho cuộc sống hằng tháng ở Hà Nội, đừng mơ đi du lịch hay ăn ngon thường xuyên” .

hình ảnh

Tình trạng chung của các chị em là cầm 300k đi chợ là không biết mua cái gì, ảnh: dSD

Theo chị Hồng, chi tiêu ở Hà Nội đang đắt hơn rất nhiều so với ở quê nhà chị là Phú Thọ. Chị cho biết, vợ chồng em gái chị cũng có 2 người con nhưng mức chi hằng tháng chỉ khoảng 20 triệu đồng.

“Ở Phú Thọ, người dân không phải chi quá nhiều cho việc di chuyển do đường sá gần, thông thoáng, thuận lợi. Giá rau xanh, thực phẩm cũng thấp hơn rất nhiều, chưa kể việc học hành cũng rẻ hơn. Tuy nhiên, phải thừa nhận là mức thu nhập ở Phú Thọ không thể cao như ở Hà Nội. Người lao động cũng khó có việc làm tốt hơn. Chính vì thế, nhiều người vẫn muốn sống ở Hà Nội, chấp nhận chi tiêu đắt đỏ” , chị Hồng nói.

Nhiều bà nội trợ cho biết, bữa ăn bây giờ quá đắt. Cầm 300.000 đồng đi chợ là phải tính nát óc để sao cho vừa đủ ba bữa ăn gồm hai bữa chính và một bữa phụ, lại vừa đảm bảo các dưỡng chất cần thiết trong một ngày.

“Món nào cũng đắt đỏ hơn trước rất nhiều và chỉ có tăng mà không có giảm. Ví dụ, giá cua hiện lên tới 180.000 đồng/kg, thịt bò hiện giá 250.000 đồng/kg, còn thịt heo loại ngon cũng phải 170.000 đồng/kg. Chưa kể có nhiều thời điểm giá một số mặt hàng còn cao đột biến hơn nữa.

hình ảnh

Chi tiêu cho ăn uống rất tốn kém, ảnh: dSD

Trước kia, mệnh giá rẻ nhất là 500 đồng cũng có thể mua được mớ rau thơm thì giờ đã tăng lên đến 2.000 - 3.000 đồng. Cầm tiền đi chợ mà như cầm cục đá trong tay, chỉ một lúc là tan. Tôi rất đau đầu mỗi khi đi chợ do áp lực phải tính toán làm sao để không bị lạm vào tiền tiêu hằng tháng, nếu không sẽ khó xoay xở, bù đắp", chị Hoài Thu, dân công sở nói.

Theo chị Thu, tiền đi chợ “ngốn” một khoản chi tiêu khá "khủng", lên đến 9 - 12 triệu đồng/tháng. Chị Thu đang đau đầu nghĩ cách tiết kiệm chi phí cho khoản tiền này, làm sao rút xuống còn 5 - 7 triệu đồng/tháng nhưng vẫn chưa biết “cắt bằng cách nào”.

“Đây đã là mức chi cơ bản. Nếu tiếp tục giảm bớt đồng nghĩa với việc giảm chất lượng bữa ăn, ví dụ như lặp đi lặp lại một món. Tôi lo nếu như thế thì không kích thích được chồng, con ăn ngon miệng, từ đó sức khỏe khó đảm bảo”, chị nói.

Có thể thấy, vấn đề nan giải nhất trong chi tiêu sinh hoạt chính là khoản tiền ăn vô cùng tốn kém. Cảm giác này thì chắc hẳn các chị em ở Hà Nội đã quá thấm thía vì cứ cầm 500k đi chợ là hết bay, có khi còn thiếu cho một bưa ăn!