1. Sơ lược

Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử và phát triển, kiến trúc nhà cửa cũng theo từng thời kỳ có sự thay đổi và cải biến; tạo nên các kiểu công trình vô cùng đa dạng phong phú. Bài viết này giới thiệu về kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam – một nét đặc sắc trong linh hoạt các hình thức kiến trúc từ đền chùa, đình đài đến nhà ở.

2. Nét kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam

Trải qua nhiều thế kỷ cùng với bề dày lịch sử qua từng giai đoạn, kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt; điều này được hình thành nên từ văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lối sống sinh hoạt… của con người qua các thời kỳ lịch sử. Tuy đa dạng phong phú về kiểu dáng nhưng các công trình kiến trúc ngày xưa thường có chung kết cấu, trong kiến trúc gọi tên là quy thức kiến trúc cổ Việt Nam.

Quy thức kiến trúc cổ Việt Nam là các quy tắc, công thức tính toán về tỷ lệ, kích thước, khoảng cách giữa cách cấu kiện tổ hợp lên tổng thể không gian kiến trúc truyền thống. Các kích thước, tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết, thành phần kiến trúc được tuân thủ nghiêm ngặt theo một trật tự với những quy tắc riêng biệt và điển hình đã được người Việt sử dụng trong lịch sử Việt Nam (Thượng tam hạ tứ – Thượng tứ hạ ngũ – Tiền kẻ hậu bẩy ..v…v..). Nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và tạo bản sắc riêng trong kiến trúc, được đánh giá là nét đặc trưng thể hiện tài hoa, tri thức và truyền thống trong kiến trúc cổ Việt Nam.

2. Nét đặc trưng trong kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam

Mái dốc thẳng; dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên; cột to dài, phình ở phần thân dưới… là những điểm đặc trưng nhất của kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam. Những điều làm nên sự khác biệt đó có thể kể đến:

  • Mái nhà: Với hệ thống rui mè độc đáo. Thường thẳng, không cong và hếch lên ở góc mái lấy cảm hứng từ mũi thuyền trong nền văn hóa sông nước. Mái nhà trong các kiến trúc đình chùa thường to và đồ sộ, chiếm tới ⅔ chiều cao công trình. Hệ thống đỡ mái hiên là bằng cây kẻ, hay bẩy; phần mái hếch lên chính là sử dụng phương pháp đòn bẩy với những cây kẻ này
  • Cột nhà: là phần đỡ chính của công trình, toàn bộ khối lượng công trình đều đặt lên các cột. Cột tròn và to mập, phình ở giữa. Tiết diện của cột thường là cột thân tròn nhưng cũng có khi dùng cột vuông. Cột được đặt lên các đế chân cột chứ không chôn xuống nền
  • Thước tầm: trong kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam, tất cả các kích thước trong thiết kế và thi công đều dựa theo “thước tầm”, một cây thước được tính theo kích thước cơ thể gia chủ.
  • Chạm khắc hoa văn: hoa văn họa tiết chạm khắc những hình rồng phượng, sóng nước, hoa sen… chạm nổi trên gỗ, được quét sơn phủ hoặc để mộc.
Kiến Trúc Gỗ Truyền Thống Việt Nam : In Đậm Dấu Ấn Trên Dòng Thời GianHoa văn tinh xảo được chạm khắc bằng tay

Kiến trúc gỗ truyền thống Việt Nam đặc sắc và tinh tế, mang đậm màu sắc phương Đông và tinh thần Phật giáo, là nét đẹp văn hóa mang màu sắc lịch sử và nghệ thuật đậm nét, cần được gìn giữ và phát triển.