Trẻ dị ứng sữa công thức đang là tình trạng khiến không ít mẹ lo lắng. Vậy làm thế nào để nhận biết bé bị dị ứng với loại sữa này và cách xử lý làm sao? Mời phụ huynh đọc qua bài viết sau đây.

Các bà mẹ nuôi con đã không còn quá xa lạ với sữa công thức (còn có tên gọi là Baby formula) hay sữa bột trẻ em, đây là loại sữa được sản xuất làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Sữa công thức có thành phần gần giống công thức hóa học của sữa mẹ nên có thể dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ.

Về sự tiện lợi cũng như công dụng của sữa công thức mang lại cho mẹ và bé thì không phải bàn cãi, nhưng dạo gần đây, tình trạng trẻ dị ứng sữa công thức ngày một gia tăng nên phụ huynh cũng nên trang bị đủ kiến thức về vấn đề này để nuôi con khỏe mạnh, an toàn.

Như thế nào là dị ứng sữa công thức?

con bị dị ứng sữa công thức

Trẻ bị dị ứng sữa công thức đang là tình trạng khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng

Bản chất của sữa công thức là dạng sữa bột được lấy từ sữa bò và phần lớn trẻ dị ứng với sữa công thức chính là dị ứng phần thành phần chất đạm có trong sữa bò.

Theo các thông kê, có khoảng từ 10 – 30% trẻ từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi dị ứng ứng với sữa công thức. Khi trẻ được hơn 1 tuổi tình trạng dị ứng với sữa công thức sẽ giảm xuống dần và khi trẻ từ 3 tuổi trở lên thì có khoảng 75% trẻ không còn bị dị ứng với sữa. Tuy nhiên, cũng có một một số trường hợp trẻ sẽ bị ứng với sữa công thức suốt đời.

Được biết thêm, đến hiện tại thì các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân vì sao trẻ lại bị dị ứng với sữa công thức. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy trẻ dị ứng sữa công thức phần lớn là do yếu tố di truyền từ cha mẹ và một phần có thể do môi trường bên ngoài như khói bụi, ô nhiễm... tác động.

Trẻ dị ứng sữa công thức có biểu hiện gì và cách xử lý?

Dấu hiệu trẻ dị ứng sữa công thức

dấu hiệu trẻ không hợp sữa công thức

Biểu hiện dị ứng sữa công thức sẽ xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên sau khi trẻ uống sữa

Các dấu hiệu bé dị ứng sữa công thức bao gồm những gạch đầu dòng dưới đây:

- Trẻ gặp vấn đề về hô hấp: Thở khò khè, khó thở, ho khàn tiếng, xuất hiện đờm trong mũi và cổ họng.

- Đau bụng, tiêu chảy: Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng là phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu tần suất xảy ra thường xuyên (khoảng 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn một tuần) và/hoặc có máu trong tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa bột công thức.

- Buồn nôn, nôn ra sữa: Trẻ sơ sinh thường có trớ lượng ít sữa khi ăn nhưng nếu trẻ nôn trớ ngoài giờ ăn thì cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, thể hiện bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện của bệnh dị ứng.

- Trẻ cáu gắt, quấy khóc: Nếu trẻ đột nhiên khóc kéo dài, quấy khóc không dứt cơn thì có thể là đau bụng do bị dị ứng protein trong sữa bột công thức.

- Trẻ có thể bị sốc phản vệ với những dấu hiệu đỏ da toàn thân, phù ở hốc mắt, miệng, cổ và phù vùng thanh quản có thể gây tử vong ở trẻ.

Cha mẹ cần làm gì khi con bị dị ứng sữa công thức

- Đầu tiên, khi trẻ có các dấu hiệu dị ứng sữa công thức kể trên, tốt nhất phụ huynh nên đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức. Tại đây các bác sĩ sẽ chẩn đoán và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng dị ứng sữa công thức của con. Nhưng trong trường hợp không có sữa mẹ thì cần chọn loại sữa phù hợp với cơ thể của bé.

- Chuẩn bị sẵn một số thuốc chống dị ứng tại nhà để dùng khi cần thiết.

- Phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm một số loại sữa công thức áp dụng công nghệ mới ngoài thị trường như sữa thủy phân chất đạm (protein) một phần hoặc toàn phần để phù hợp với cơ thể của bé.

Cách chọn sữa công thức cho trẻ theo từng độ tuổi

Đối với trẻ mới sinh

sữa công thức cho trẻ sơ sinh

Cho bé uống sữa công thức như thế nào là đúng và phù hợp theo từng độ tuổi vẫn là thắc mắc của nhiều bà mẹ

Với các bà mẹ ít sữa, lượng sữa mẹ cung cấp hằng ngày cho bé không đủ thì bắt buộc cho trẻ uống thêm sữa bột công thức. Và các mẹ cần lưu ý rằng vì lúc mới sinh, dạ dày bé rất nhỏ và hệ tiêu hóa chưa ổn định nên mẹ cần pha sữa đúng liều lượng, khoảng 30ml/lần, sau đó mới tăng dần lên 50ml, 60ml… Dấu hiệu để biết trẻ bú chưa no đó là bé sẽ quấy khóc, lúc này mẹ cần cho bé bú thêm.

Đối với trẻ từ 1-2 tháng tuổi

Thời điểm này bé đã lớn hơn, không còn ngủ nhiều nữa do đó cũng dễ dàng tiêu hao năng lượng hơn, vậy nên mẹ có thể cho bé uống mỗi lần từ 90 – 120ml. Một ngày, mẹ chia nhỏ khẩu phần thành khoảng 4 đến 5 lần cho bé ăn, tránh trường hợp uống 1 lúc quá nhiều dẫn đến tình trạng đầy hơi, nôn trớ nhé.

Đối với trẻ từ 2-6 tháng tuổi

Đây là giai đoạn mà mẹ sẽ thấy bé phát triển thần tốc với những thay đổi bất ngờ từ ngoại hình cơ thể. Trong thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, một lần cách nhau 4 tiếng, lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 - 180 ml.

Đối với trẻ từ 6 -12 tháng tuổi

Vì ở tháng tuổi này mẹ đã có thể tập cho bé bắt đầu làm quen với việc ăn dặm như bột, cháo xay… nên cữ sữa uống mỗi ngày mẹ nên cho bé uống 3-4 cữ sữa với lượng 180-240ml/bữa tùy theo mức độ uống của trẻ.

Đối với trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, hầu hết các năng lượng và chất dinh dưỡng trong sữa đều có thể thay thế bằng thức ăn. Sữa công thức được đẩy xuống vị trí thứ 2, miễn là mẹ đảm bảo cho trẻ uống sữa công thức đúng cách với 500ml sữa mỗi ngày.

Khi trẻ được 2 tuổi

Sau khi trẻ được 2 tuổi, nhu cầu sữa công thức của trẻ tiếp tục giảm. Ngoài sữa công thức, mẹ nên cho con ăn thêm các sản phẩm từ sữa khác chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua, phô mai.

Khi trẻ được 3-4 tuổi

Khi trẻ được 3-4 tuổi, mẹ không nên cho trẻ uống sữa công thức nữa. Lúc này, thức ăn là nguồn dinh dưỡng đáng kể nhất với trẻ. Mẹ nên cho con uống sữa tươi và các sản phẩm từ sữa để bổ sung canxi cũng như dưỡng chất cho trẻ.