hình ảnh

Cường độ tập luyện theo hội tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị để ngăn ngừa bệnh tim mạch là tập thể dục cường độ vừa phải từ 30 phút, 5 lần/tuần.

Việc tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sự dẻo dai cơ thể và phòng chống các bệnh tim mạch. Điều này đúng hết với mọi đối tượng, bao gồm người bệnh tim mạch. Vậy những bài tập tim mạch nào phù hợp với họ? Hãy cùng với OHAWA tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Tại sao người bị bệnh tim mạch nên tập luyện các bài thể dục

Tập luyện các bài tập sức khỏe là một trong những biện pháp quan trọng nhất giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đối với người bệnh tim mạch, tập luyện mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Giảm nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tim: Tập luyện giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện khả năng bơm máu của tim, giảm huyết áp, cholesterol để phòng tránh những triệu chứng của bệnh tim như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim.

  • Cải thiện chất lượng cuộc sống: Tập luyện giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, tăng cường năng lượng và cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

  • Giảm nguy cơ tử vong: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập luyện thường xuyên giúp giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, bao gồm cả bệnh tim.

  • Cải thiện quá trình lưu thông máu: Tập luyện giúp tăng cường lưu lượng máu có oxi và dưỡng chất đến các cơ quan và mô, để cơ thể có đủ năng lượng để hoạt động.

  • Cải thiện chất lượng sức khỏe: Việc tập luyện sẽ giúp bạn ngủ sâu hơn, điều này quan trọng vì giấc ngủ chất lượng cao là một phần quan trọng của quá trình phục hồi và sức khỏe tổng thể.

  • Cải thiện huyết áp: Với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, những bài tập luyện có cường độ nhẹ như đi bộ, chạy bộ,... sẽ giúp huyết áp hoạt động ổn định.

Tại sao người bệnh tim mạch nên tập thể dục

Tại sao người bệnh tim mạch nên tập thể dục?

>> Xem thêm : Gợi ý top 10 thực phẩm tốt cho bệnh tim mạch mà bạn cần nhớ

2. Tổng hợp 5 bài tập tốt dành cho người bệnh tim mạch

2.1. Đi bộ

Đây là một hình thức tập luyện nhẹ nhàng nhưng hiệu quả, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm calo mà không gây quá nhiều áp lực lên cơ thể. Thông thường, người bệnh nên di chuyển từ 2000 - 5000 bước chân/ ngày.

Đi bộ - bài tập tốt cho người bệnh tim mạch

Đi bộ - bài tập tốt cho người bệnh tim mạch

2.2. Yoga

Yoga là hoạt động được rất nhiều người bệnh tim mạch lựa chọn. Bài tập này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần trở nên tốt hơn.

Yoga- bài tập tốt cho người bệnh tim mạch

Yoga- bài tập tốt cho người bệnh tim mạch

2.3. Tập Cardio

Cardio là bài tập bao gồm thực hiện các hành động theo nhịp điệu, toàn bộ cơ thể được vận động với tốc độ nhanh giúp gia tăng nhịp tim tăng. Nó làm tăng cường sức khỏe tim mạch. giảm tình trạng cao huyết áp, mỡ máu. Một số bài tập thể dục nhịp điệu cơ bản như: High knees, Butt kicks, Crab walk thích hợp cho người bệnh tim mạch. 

Tập cardio - bài tập tốt cho người bệnh tim mạch

Tập cardio - bài tập tốt cho người bệnh tim mạch

2.4. Bơi lội

Bơi lội là một bài tập toàn diện, giúp tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, lưu thông khí huyết, thúc đẩy sự co bóp của tim mà không tạo áp lực lên khớp.

Tập cardio - bài tập tốt cho người bệnh tim mạch

Bơi lội - bài tập tốt cho người bệnh tim mạch

2.5. Đạp xe

Đạp xe sẽ giúp gia tăng sức bền của tim, cải thiện độ dẻo dai cơ bắp phần chân giúp giảm thiểu lượng mỡ thừa trên cơ thể. 

Ngoài ra, để tránh bị vận động quá sức, gây hại sức khỏe, bạn hãy đo nhịp tim theo công thức sau đây: (220 - số tuổi) x (60% hoặc 70%). Ví dụ người 60 tuổi thì phải có nhịp tim tối đa trong lúc vận động là: (220 - 60) x 70% = 112 lần/phút.

Đạp xe - bài tập tốt cho người bệnh tim mạch

Đạp xe - bài tập tốt cho người bệnh tim mạch

>> Xem thêm : Gợi ý top 10 thực phẩm tốt cho bệnh tim mạch mà bạn cần nhớ

3. Cường độ tập luyện hiệu quả cho người bệnh tim mạch

Theo nghiên cứu của tạp chí Circulation cho biết, những người bị bệnh tim mạch nên thực hiện các bài tập luyện sức khỏe trung bình 150 phút/ tuần (khoảng 20 phút/ ngày) sẽ giảm 14% các bệnh tim mạch, còn luyện tập 300 phút/ tuần sẽ giảm đến 20% so với những người lười biếng. 

Ngoài ra, các hoạt động tại nhà từ lau nhà, leo cầu thang, đi bộ,... đều có lợi cho tim mạch. Hoạt động thể lực này giúp thay đổi bạn thân tốt hơn như giảm cân, hạ huyết áp và giảm căng thẳng.. Những kết quả trên đều cho thấy rằng việc giữ thói quen sống, chăm chỉ thực hiện các bài tập thể dục thể thao sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm các nguy cơ bị tình trạng đột quỵ.

Trong khoảng thời gian đầu tập luyện, phần cơ bắp của bạn sẽ bị đau nhẹ trong 1 đến 2 ngày, nhưng bạn đừng lo, đó chỉ là trạng thái bình thường của cơ thể khi vận động. Tuy nhiên, nếu bạn gặp tình trạng khó thở, tay chân, tê buốt, chóng mặt, choáng váng thì nên dừng tập luyên và đến cơ sở y tế gần nhất để khám.