Tình trạng đi ngoài ở bé mới bắt đầu ăn dặm nguyên nhân do đâu?

Tình trạng đi ngoài ở bé mới bắt đầu ăn dặm nguyên nhân do đâu?

Nhiễm virus rota gây tiêu chảy: Virus rota thường là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy ở trẻ em, đặc biệt là ở những bé từ sơ sinh đến 2 tuổi.


Vệ sinh không đảm bảo của thức ăn và môi trường: Thức ăn không được chế biến và bảo quản vệ sinh, nguồn nước không sạch có thể dẫn đến việc bé gặp tiêu chảy. Việc chăm sóc bé mà không duy trì vệ sinh cá nhân và rửa tay thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ tiêu chảy.


Lựa chọn thức ăn không phù hợp với độ tuổi của bé: Bé ăn những loại thực phẩm mà hệ tiêu hoá của họ chưa sẵn sàng tiếp nhận có thể gây ra vấn đề này.


Cai sữa mẹ quá sớm hoặc thiếu sữa mẹ: Việc cai sữa mẹ quá sớm hoặc thiếu sữa mẹ có thể làm suy yếu hệ miễn dịch của bé, làm tăng nguy cơ tiêu chảy.


Bình bú sữa không được vệ sinh và nhiễm khuẩn: Sử dụng bình bú sữa không được vệ sinh đúng cách có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tiêu chảy ở bé.


Xem thêm: Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường


Bé ăn dặm bị tiêu chảy nên ăn gì? Ăn như thế nào?


Đây là vấn đề được khá nhiều ba mẹ quan tâm hiện nay. Ba mẹ cần chú ý bổ sung nguồn dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy bao gồm:

  • Mẹ cho bé bú nhiều lần hơn và tăng số lượng sữa bú cho bé. Với bé không bú mẹ, hãy tăng cường cho bé các loại sữa công thức phù hợp; mỗi cữ bú sữa cách nhau khoảng 3 tiếng. Ba mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn ra loại sữa công thức phù hợp nhất với bé.
  • Thực đơn ăn dặm của bé nên ưu tiên các thực phẩm như gạo tẻ; khoai tây; thịt lợn; thịt gà; cá;… Ngoài ra, ba mẹ nên tích cực bổ sung thêm các thực phẩm hỗ trợ trị tiêu chảy như cà rốt, khoai lang, bí đỏ… khi thấy bé có dấu hiệu đi phân lỏng.

Khi bổ sung thức ăn cho bé, ba mẹ nên chú ý:

  • Các thực phẩm bổ sung cho bé mẹ nên chú ý chế biến mềm, nghiền nhỏ ra. Điều này sẽ giúp bé đạt được mục đích dễ tiêu hoá hơn. Ngoài ra, ba mẹ nên cho bé ăn thêm 5 – 10ml dầu thực vật vào mỗi bữa ăn cho bé.
  • Mẹ nên cho bé ăn lượng thức ăn như bé muốn; đồng thời chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày; mỗi bữa cách khoảng 3 – 4 giờ. Việc cho bé ăn ít vào mỗi bữa ăn nhưng ăn nhiều lần trong ngày sẽ hỗ trợ bé hấp thu thức ăn tốt hơn; hạn chế tình trạng ăn quá no.
  • Nếu bé có dấu hiệu ngưng tiêu chảy; ba mẹ nên tiếp tục cho bé ăn các thức ăn giàu năng lượng. Đồng thời xây dựng thêm mỗi ngày 1 bữa phụ cho bé trong ít nhất 2 tuần đầu.
  • Tránh cho bé ăn các loại rau sợi thô, thịt nhiều gần xơ; ngũ cốc còn nguyên hạt khó tiêu hoá. Mẹ cũng tránh cho bé ăn thực phẩm chứa nhiều đường. Nó có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bé nặng nề hơn.

Ngoài ra, ba mẹ nên tăng cường thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là giải pháp cung cấp thêm hàm lượng lợi khuẩn tốt cho bé. Nhờ đó giúp bé sớm lấy lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột; ổn định sức khỏe của trẻ; giảm nhanh các dấu hiệu tiêu chảy do nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột. Ba mẹ bổ sung men vi sinh cho bé đúng cách sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tự nhiên hiệu quả. 


Các chuyên gia khuyên ba mẹ nên lựa chọn men vi sinh có chứa L.Rhamnosus. Đây là chủng men vi sinh có chứa rất nhiều lợi ích tích cực cho trẻ nhỏ. L.Rhamnosus có khả năng kháng lại axit dạ dày và mật; tồn tại tốt khi di chuyển xuống ruột. Ngoài ra chúng còn kích thích các lợi khuẩn khác phát triển; hỗ trợ bé có hệ vi sinh cân bằng; đường ruột khoẻ mạnh! Nhờ đó mà tình trạng trẻ nhỏ bị tiêu chảy được cải thiện tối ưu.