Không cần phải nói thì ai cũng biết nước là  thành phần không thể thiếu trên bàn thờ, kể cả bàn thờ Thần Tài hay bàn thờ Gia tiên. Tuy nhiên, nhiều người cho đến bây giờ vẫn không biết là nước trên bàn thờ thì nên dùng nước lã hay nước đun sôi để nguội. 

Có nhiều gia đình dùng nước lã, nhưng cũng có nhiều gia đình dùng nước đun sôi để nguội cho 'sạch sẽ, tinh khiết'. Vậy như thế nào mới đúng. Mời các bạn theo dõi bài chia sẻ dưới đây để có câu trả lời nhé!

Trước tiên, mọi người cần phải hiểu được ý nghĩa của nước trên ban thờ

Nước là biểu tượng của nguồn sống, là phương tiện thanh tẩy và là trung tâm tái sinh. Nước thể hiện cho tài lộc, may mắn. Nước đối với gia tiên còn là đồ ăn nước uống, thể hiện trần sao âm vậy. Nước đối với phong thủy thần linh là tài lộc. Chính vì thế trong lễ cúng luôn có nước. Trên ban gia tiên có thể thay nước bằng rượu.

hình ảnh

Dù dùng loại nước nào thì trước tiên phải có sự thành tâm, thanh khiết, ảnh: dSd

Vậy từ ý nghĩa này, mọi người nghĩ nước dùng trên bàn thờ nên là nước lã hay nước đun sôi để nguội

Đối với Phật, nước thể hiện tâm thanh khiết, nước không phải dâng cho Phật uống, mà nước đặt lên bàn thờ Phật để Phật tử nhìn vào nghiệm lại mình, thấy được sự thanh tịnh trong đó không. Nước đặt lên bàn thờ Phật nhắc nhở người cúng rằng sống trong kiếp người cần phải trong sạch, thanh tịnh, như nước, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, ngu khôn. Nước thể hiện sự bình đẳng. Thế nên, bàn thờ Phật thường dùng nước tinh khiết, nước lã, không nên dùng nước đun sôi để nguội, và đặc biệt không dùng nước trà, nước màu… để thể hiện sự thanh khiết ban đầu. Tuy nhiên với Phật thì nếu có đặt nước sôi cũng không có vấn đề, có thể dùng nước suối nước lã hoặc nước sôi.

Đối với bàn thờ gia tiên, bà cô ông mãnh, thần linh thì nước chủ yếu đại diện cho việc trần sao âm vậy, tức nước là đồ dùng để uống. Thế nên nước trên bàn thờ gia tiên có thể là nước trà, nước ngọt, nước màu, nước lọc. Tuy nhiên theo dân gian quan niệm “ma uống nước lã” nên đa phần nhiều gia đình sẽ lấy nước lã tức nước chưa đun sôi để đặt lên ban thờ gia tiên và ban thờ thần linh.

hình ảnh

Tùy từng dịp cúng lễ hay bàn thờ thổ công hay gia tiên để chọn loại nước dâng cúng, ảnh: dSD

Trên bàn thờ nên để 3 ly nước hay 5 ly nước mới đúng

Khi quan sát những trang thờ để cúng bái, chúng ta lại thấy được những điểm khác nhau rõ rệt đó là có nhà lại đặt chỉ có 3 ly nước, nhưng có nhà lại đặt tận 5 ly nước vì:

Đối với những gia đình có trang thờ với diện tích rộng sẽ đặt kỷ ly gồm 5 ly nước. Nhưng trong đó 3 ly nước ở giữa có ý nghĩa tượng trưng cho các vị thần linh, để bày tỏ lòng thành kính. Còn 2 ly phía ngoài cùng sẽ dùng để dâng cho ông bà tổ tiên, thể hiện sự tôn trọng, thương nhớ.

Bên cạnh đó, cũng tương tự như các gia đình đặt 5 ly nước, thì việc đặt 3 ly nước cũng có ý nghĩa tương đồng. Ly nước ở chính giữa là thể hiện sự sùng bái và linh thiêng dành cho các vị thần linh. Còn hai ly bên cạnh dùng để dâng lên cho ông bà, dòng họ những người đã khuất để bày tỏ sự tôn kính.

Điều quan trọng nữa là đặt nước thế nào cho đúng?

Trên bàn thờ gia tiên và thần linh thường có kỷ nước 3 chén hoạc 5 chén. 3 ly nước thể hiện tấm lòng thành tâm của người âm dâng lên cho thần linh, tổ tiên. Theo thứ tự 3 ly là gia tiên cùng bà cô ông mãnh ở hai bên, ly giữa dâng thần. 3 ly nước cũng liên quan tới những con số 3 trong dân gian như tang cha mẹ 3 năm, 3 đời…Còn 5 ly nước thì đại diện tổ tiên, bà cô ông mãnh được đặt hai bên, 3 ly ở giữa là sự thành tâm của gia chủ đối với các vị thần linh. 5 ly cũng biểu trưng cho ngũ hành “Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ”, con số 5 trong thờ cúng cũng vì vậy mà thêm phần ý nghĩa. Trong thờ cúng, 5 ngũ cúng được thể hiện qua “Hương – Đăng – Trà – Hoa – Quả”. Với bàn thờ Phật số 3 tượng trưng cho tam bảo Phật- Pháp – Tăng.

Do đó việc trên ban gia tiên đặt 3 hay 5 không quá quan trọng, còn tùy thuộc diện tích ban thờ. Nếu đủ rộng nên đặt kỷ 5 chén, còn ban thờ nhỏ đặt 3 chén cũng không phạm kỵ.

hình ảnh

Nước dâng cúng trên bàn thờ thể hiện sự thành tâm của gia chủ, ảnh: dSD

Còn khi cúng ban thờ Phật thì không quan trọng số ly nhưng thường sẽ là 3 chén đại diện cho tam bảo hoặc 1 cốc và dùng cốc thủy tinh để thể hiện sự tinh khiết, chay tịnh.

Trên bàn thờ Thần Tài thì nước còn thể hiện tụ tài tụ lộc. Nên thường trên bàn thần tài ngoài kỷ 3 hoặc 5 chén nước thì còn có thêm bát nước thả hoa, hoặc cốc nước lã.

Nước đặt lên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thần tài thường là nước lã do quan niệm dân gian truyền lại. Bàn gia tiên thì có thể thờ nước trà. Đặc biệt trong ngày giỗ kỵ một người thân nào đó thì gia đình có thể đặt thêm loại nước mà người đó khi còn sống yêu thích, ví dụ khi sống thích nước trà sẽ dâng trà, thích rượu sẽ rót rượu.

*Thông tin trong bài mang tính tham khảo chiêm nghiệm!